NỘI DUNG CHÍNH

  • Sớ điệp công văn
  • Văn tự Hán Nôm
  • Nghi lễ pháp sự
  • Tam quy Ngũ giới
  • Pháp khí pháp bảo
  • Điểm đến tâm linh
  • Tín ngưỡng
  • Lễ Hội
  • Huyền học
  • Nghệ Thuật
  • Kinh sách
  • Khác

XEM THÊM

  • Trang đầu
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Theo dõi chúng tôi

Việt Lạc Số
  • Trang đầu
  • Chuyên Mục
    • Văn tự Hán Nôm
    • Sớ điệp công văn
    • Pháp khí pháp bảo
    • Nghi lễ pháp sự
    • Tam quy Ngũ giới
    • Kinh sách
    • Tín ngưỡng
    • Lễ Hội
    • Huyền học
    • Nghệ Thuật
    • Điểm đến tâm linh
    • Khác
  • Chuyên đề
    • Lòng Sớ
    • Điệp
    • Văn khấn
    • Hịch
    • Trạng
    • Biểu
    • Dẫn
    • Bảng
    • Cáo
    • Thiệp
    • Bùa
    • Phù
    • Phan
  • Chủ đề
    • Chữ Nôm
    • Chữ Hán
    • Quốc Ngữ
    • Song Ngữ
    • Đạo Giáo
    • Nho Giáo
    • Phật Giáo
    • Tứ Phủ
    • Thành Hoàng
    • Tiền Hiền
    • Tổ Nghề
    • Tổ Tiên
    • Vật Linh
No Result
View All Result
Cùng hệ Thống
Việt Lạc Số
No Result
View All Result
  • Sớ điệp công văn
  • Văn tự Hán Nôm
  • Nghi lễ pháp sự
  • Tam quy Ngũ giới
  • Pháp khí pháp bảo
  • Điểm đến tâm linh
  • Tín ngưỡng
  • Lễ Hội
  • Huyền học
  • Nghệ Thuật
  • Kinh sách
  • Khác
Trang đầu Nghi lễ pháp sự

Ý nghĩa của cúng giỗ và lời văn tế

Ý nghĩa của cúng giỗ và lời văn tế

Đồ lễ dâng cúng gia tiên bao giờ cũng thanh khiết và dành riêng, không được để con cháu ăn trước. Các thức ăn đã nấu nướng xong, phải đem cúng gia tiên trước rồi con cháu mới được ăn. Cũng như lúc ông bà còn sống, ông bà cha mẹ chưa ăn thì con cháu không được phép động tới.

Để tránh tình trạng lỗi lầm do không biết của các cháu nhỏ, các thức ăn nấu nướng xong phải được múc ra dành riêng cho việc cúng lễ cho phải phép. Trong việc cúng ông bà, chẳng nên làm lấy có hay chi để khoe khoang với thiên hạ mà phải lấy tâm thành, kính trọng làm gốc. Người xưa quan niệm rằng trong lòng nghĩ thế nào quỷ thần đều biết rõ (Tâm động quỷ thần tri).

Nội dungLiên quan

Văn Lễ Trừ Tịch Tất Niên

Văn Khấn Lễ Tạ Mộ Ngày 30 Tết

Văn Lễ Ông Táo Chầu Trời – 23 Tháng Chạp

Cúng bái chỉ làm cho có hình thức, thiếu lòng thành kính tức là thiếu sự hiếu thảo ngay lành. Không một vị tổ tiên nào chứng giám cho những con cháu có cúng mà không có kính. Thà chén cơm dĩa muối mà lòng thành hơn mâm cao cỗ đầy mà tâm địa dửng dưng.

Ngày nay có nhiều người thắp hướng khấn bái, thờ cúng mà chỉ theo rập như máy, mấy ai hiểu được giá trị đạo lý của việc thờ cúng. Khi chúng ta cầm nén hương đứng trước bàn thờ gia tiên, các hương án của đình, chùa, miếu rồi thốt lên câu “Thắp nén tâm hương” hay nói theo Việt ngữ “lòng thành thắp một nén nhang” là trong đó đã bao hàm ý nghĩa văn hóa và đạo lý làm người của người Việt Nam chứ không còn là sự mê tín đơn thuần nữa.

Ngày nay có nhiều người thắp hướng khấn bái, thờ cúng mà chỉ theo rập như máy, mấy ai hiểu được giá trị đạo lý của việc thờ cúng. Ảnh minh họa

Động tác đốt nhang, thắp nhang rồi cắm nhang trên bát nhang nếu nhìn qua thấy rất dễ, rất đơn giản, nhưng không chỉ đơn thuần là thế đâu. Như các bạn nói “ăn cơm”, “dùng cơm”, nếu chỉ là lùa, đưa vào miệng thì đó là con vật chứ không phải con người. Con người có một giá trị văn hóa, đạo đức của con người.

Nhiều người đặt ra câu hỏi: “Có cần thiết phải cung kính không?” Thật ra, ở nơi thờ tự, cái “hồn” của những nơi ấy không chỉ ở những nét rêu phong cổ kính, những kiến trúc đẹp đẽ, những cây cao bóng cả, những vật thờ cúng mà cái “hồn” của việc thờ cúng toát lên trong việc tưởng chừng như rất đơn giản qua các nghi thức dâng hương, cúng bái, tế lễ. Chính những nghi thức này làm con người ta hòa nhập vào thế giới tâm linh của cộng đồng. Trong giây phút ta thành kính khấn bái đó, tâm hồn ta như hòa quyện giữa thế giới thực tại và mộng ảo, giữa cái tôi trần tục và bản ngã thiêng liêng…tất cả như hòa làm một. Tất cả câu văn khấn, cho đến cách bái lạy ngoài sự thể hiện tri thức của người hành lễ còn thể hiện một sự phó thác tuyệt đối cho đấng thiêng liêng. Khi ta khấn “thắp nén tâm hương, dốc lòng bài thỉnh” là cái Tâm tín đã được đưa lên đầu rồi vậy. Ông bà ta xưa có câu: “Linh tại ngã, bất linh tại ngã”. Kẻ thắp hương mà không tin thì xem như họ đã không nghe lời người xưa của họ dạy, sao nghe lời mình khuyên được nhỉ? Những kẻ hô hào vô thần, bài xích sự tín ngưỡng của người khác thật ra cũng đáng thương, bởi có thể họ không có ông bà cha mẹ dạy dỗ những nét cao quý của việc thờ cúng thiêng liêng.

Theo: phatgiao.org.vn

ShareTweetSend

Nội dung Liên quan

Lễ Tạ Tất Niên
Khoa cúng thông dụng

Văn Lễ Trừ Tịch Tất Niên

Văn Khấn Lễ Tạ Mộ Ngày 30 Tết
Nghi lễ pháp sự

Văn Khấn Lễ Tạ Mộ Ngày 30 Tết

Văn Lễ Ông Táo Chầu Trời – 23 Tháng Chạp
Văn khấn

Văn Lễ Ông Táo Chầu Trời – 23 Tháng Chạp

Văn khấn Phóng Sinh
Văn khấn

Văn khấn Phóng Sinh

Văn khấn chúng sinh
Văn khấn

Văn khấn chúng sinh

Văn khấn cúng mụ đầy tháng
Khoa cúng thông dụng

Văn khấn cúng mụ đầy tháng

Copyright © 2021 Việt Lạc Số.
  • Trang đầu
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
No Result
View All Result
  • Sớ điệp công văn
  • Pháp khí pháp bảo
  • Pháp Phục
  • Ấn Triện
  • Nghi lễ pháp sự
  • Phong Thủy
  • Tử Vi
  • Lễ Hội
  • Nghệ Thuật
  • Khác

© 2021 Việt Lạc Số