NỘI DUNG CHÍNH

  • Sớ điệp công văn
  • Văn tự Hán Nôm
  • Nghi lễ pháp sự
  • Tam quy Ngũ giới
  • Pháp khí pháp bảo
  • Điểm đến tâm linh
  • Tín ngưỡng
  • Lễ Hội
  • Huyền học
  • Nghệ Thuật
  • Kinh sách
  • Khác

XEM THÊM

  • Trang đầu
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Theo dõi chúng tôi

Việt Lạc Số
  • Trang đầu
  • Chuyên Mục
    • Văn tự Hán Nôm
    • Sớ điệp công văn
    • Pháp khí pháp bảo
    • Nghi lễ pháp sự
    • Tam quy Ngũ giới
    • Kinh sách
    • Tín ngưỡng
    • Lễ Hội
    • Huyền học
    • Nghệ Thuật
    • Điểm đến tâm linh
    • Khác
  • Chuyên đề
    • Lòng Sớ
    • Điệp
    • Văn khấn
    • Hịch
    • Trạng
    • Biểu
    • Dẫn
    • Bảng
    • Cáo
    • Thiệp
    • Bùa
    • Phù
    • Phan
  • Chủ đề
    • Chữ Nôm
    • Chữ Hán
    • Quốc Ngữ
    • Song Ngữ
    • Đạo Giáo
    • Nho Giáo
    • Phật Giáo
    • Tứ Phủ
    • Thành Hoàng
    • Tiền Hiền
    • Tổ Nghề
    • Tổ Tiên
    • Vật Linh
No Result
View All Result
Cùng hệ Thống
Việt Lạc Số
No Result
View All Result
  • Sớ điệp công văn
  • Văn tự Hán Nôm
  • Nghi lễ pháp sự
  • Tam quy Ngũ giới
  • Pháp khí pháp bảo
  • Điểm đến tâm linh
  • Tín ngưỡng
  • Lễ Hội
  • Huyền học
  • Nghệ Thuật
  • Kinh sách
  • Khác
Trang đầu Tín ngưỡng

Tín ngưỡng thờ Ông Hoàng Mười

Đền ông Hoàng Mười tọa lạc tại làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (còn được gọi là Mỏ Hạc linh từ, hay Đền Xuân Am) được xây dựng vào thế kỉ XVII, dưới thời hậu Lê.

Nội dungLiên quan

Tìm hiểu về bùa lỗ ban

Thờ cúng tổ tiên, tinh thần uống nước nhớ nguồn của cháu con đối với tiền nhân

Ý nghĩa hoa sen trên bát hương của người Việt

Trong dân gian từ xưa đến nay vẫn còn lưu truyền nhiều truyền thuyết về nhân vật ông Hoàng Mười. Thực hư về nhân vật này như thế nào vẫn là câu hỏi lớn đang bỏ ngỏ và có rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm đến nhân vật này với mong muốn sẽ giải mã được về cuộc đời cũng như tín ngưỡng thờ ông Hoàng Mười trong đời sống tâm linh thời kỳ hiện đại.

Song có một điều không thể phủ nhận và cũng là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt đó là tín ngưỡng thờ thần, đặc biệt là các vị thần có công giúp dân đánh giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Tín ngưỡng ấy, trải qua hàng ngàn đời vẫn được duy trì trong đời sống văn hóa của mình. Tín ngưỡng thờ thần thánh được xuất phát từ lòng tin của con người về có một thế giới vô hình, thế giới ấy luôn tồn tại xung quanh người sống, cùng với thế giới hiện hữu của chúng ta. Ở thế giới đó các vị thần linh luôn dõi theo và phù trợ cho thế giới của người sống.

Có thể thấy tín ngưỡng thờ thánh ông Hoàng Mười được duy trì và phản ánh đậm nét trong các bài ca nghi lễ Hầu đồng và trong đời sống tâm linh của người Nghệ an nói riêng và người Việt nói chung. Điều này được bắt nguồn từ truyền thống đánh giặc giữ nước của nhân dân ta.

Người dân Nghệ An và người Việt nói chung tìm đến tín ngưỡng thờ thánh ông Hoàng Mười với mong muốn tìm được sự che chở, cầu an, cầu lành cho cuộc sống của mình. Mặc dù tín ngưỡng thờ thánh ông Hoàng Mười đã thu nhận không ít những giá trị tinh hoa từ những tín ngưỡng thờ thánh khác của tộc người song nó vẫn có những nét riêng. Đó là cùng với ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Mười cũng là một trong hai ông Hoàng luôn về ngự đồng.  Bởi ông còn được coi là người Vua Mẫu giao cho đi chấm lính nhận đồng (khác với ông Bảy, những người nào mà sát căn ông Mười thì thường hay hào hoa phong nhã, giỏi thi phú văn chương).

Khi ngự về đồng, thánh ông Hoàng Mười thường mặc áo vàng (có thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), đầu đội khăn xếp có thắt lét vàng, cài chiếc kim lệch màu vàng kim. Ông ngự về tấu hương rồi khai quang, có khi ông múa cờ xông pha chinh chiến, có khi lại lấy quạt làm quyển thư, lấy bút gài đầu để đi bách bộ vịnh phú ngâm thơ, có khi ông lại cầm dải lụa vàng như đang cùng người dân lao động kéo lưới trên sông Lam (quan niệm cho rằng đó cũng là ông kéo tài kéo lộc về cho bản đền) và ông cũng cầm hèo lên ngựa đi chấm đồng như ông Bảy. Người ta cũng thường dùng lá cờ xanh đỏ, cài lên đầu ông.

Tín ngưỡng thờ thánh ông Hoàng Mười đã góp phần thể hiện sự phong phú về văn hóa truyền thống của người Việt cư trú theo chiều dài dải đất hình chữ S. Thông qua các sinh hoạt của tín ngưỡng thờ thánh ông Hoàng Mười ta còn thấy ở đó mối quan hệ mật thiết giữa con người với con người, con người với thế giới tâm linh được người Việt tin thờ trong thực hành tín ngưỡng. Bản thân tín ngưỡng thờ thánh ông Hoàng Mười đã chứa đựng trong đó giá trị cố kết cộng đồng, giá trị nhân văn sâu sắc. Tín ngưỡng thờ thánh ông Hoàng Mười có lịch sử ra đời và phát triển lâu dài cùng với những biến động, những đổi thay của lịch sử dân tộc. Ở mỗi thời kỳ tồn tại của nó thì đều phát huy những giá trị to lớn của mình trong đời sống tâm linh của người Việt.

Tags: thờ ông hoàng mườitín ngưỡng
ShareTweetSend

Nội dung Liên quan

Tìm hiểu về bùa lỗ ban
Tín ngưỡng

Tìm hiểu về bùa lỗ ban

Thờ cúng tổ tiên, tinh thần uống nước nhớ nguồn của cháu con đối với tiền nhân
Tín ngưỡng

Thờ cúng tổ tiên, tinh thần uống nước nhớ nguồn của cháu con đối với tiền nhân

Ý nghĩa hoa sen trên bát hương của người Việt
Tín ngưỡng

Ý nghĩa hoa sen trên bát hương của người Việt

Luận bàn về kiếp luân hồi
Tín ngưỡng

Luận bàn về kiếp luân hồi

Chuyện vong nhập và cách hàng phục vong nhập
Tín ngưỡng

Chuyện vong nhập và cách hàng phục vong nhập

Ý nghĩa của việc cúng nước trên bàn thờ Phật
Tín ngưỡng

Ý nghĩa của việc cúng nước trên bàn thờ Phật

Copyright © 2021 Việt Lạc Số.
  • Trang đầu
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
No Result
View All Result
  • Sớ điệp công văn
  • Pháp khí pháp bảo
  • Pháp Phục
  • Ấn Triện
  • Nghi lễ pháp sự
  • Phong Thủy
  • Tử Vi
  • Lễ Hội
  • Nghệ Thuật
  • Khác

© 2021 Việt Lạc Số