NỘI DUNG CHÍNH

  • Sớ điệp công văn
  • Văn tự Hán Nôm
  • Nghi lễ pháp sự
  • Tam quy Ngũ giới
  • Pháp khí pháp bảo
  • Điểm đến tâm linh
  • Tín ngưỡng
  • Lễ Hội
  • Huyền học
  • Nghệ Thuật
  • Kinh sách
  • Khác

XEM THÊM

  • Trang đầu
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Theo dõi chúng tôi

Việt Lạc Số
  • Trang đầu
  • Chuyên Mục
    • Văn tự Hán Nôm
    • Sớ điệp công văn
    • Pháp khí pháp bảo
    • Nghi lễ pháp sự
    • Tam quy Ngũ giới
    • Kinh sách
    • Tín ngưỡng
    • Lễ Hội
    • Huyền học
    • Nghệ Thuật
    • Điểm đến tâm linh
    • Khác
  • Chuyên đề
    • Lòng Sớ
    • Điệp
    • Văn khấn
    • Hịch
    • Trạng
    • Biểu
    • Dẫn
    • Bảng
    • Cáo
    • Thiệp
    • Bùa
    • Phù
    • Phan
  • Chủ đề
    • Chữ Nôm
    • Chữ Hán
    • Quốc Ngữ
    • Song Ngữ
    • Đạo Giáo
    • Nho Giáo
    • Phật Giáo
    • Tứ Phủ
    • Thành Hoàng
    • Tiền Hiền
    • Tổ Nghề
    • Tổ Tiên
    • Vật Linh
No Result
View All Result
Cùng hệ Thống
Việt Lạc Số
No Result
View All Result
  • Sớ điệp công văn
  • Văn tự Hán Nôm
  • Nghi lễ pháp sự
  • Tam quy Ngũ giới
  • Pháp khí pháp bảo
  • Điểm đến tâm linh
  • Tín ngưỡng
  • Lễ Hội
  • Huyền học
  • Nghệ Thuật
  • Kinh sách
  • Khác
Trang đầu Tín ngưỡng

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Đặc trưng nổi bật của bản sắc văn hóa Việt

Trong các hình thái tín ngưỡng dân gian, thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng cổ truyền phổ biến nhất của người Việt Nam. Là người Việt Nam thì ” mọi người đều thờ cúng tổ tiên, mọi người đều thờ ông bà”. Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam.

Nội dungLiên quan

Tìm hiểu về bùa lỗ ban

Thờ cúng tổ tiên, tinh thần uống nước nhớ nguồn của cháu con đối với tiền nhân

Ý nghĩa hoa sen trên bát hương của người Việt

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tội lỗi…

Ở nước ta, thờ cúng tổ tiên không chỉ là tín ngưỡng phổ biến ở người Việt – tộc người đa số – mà còn lưu giữ ở một vài tộc người khác như người Mường, người Thái… Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, trong khi nhiều tôn giáo, tín ngưỡng dân gian khác đã phải chịu cảnh long đong, bị kết tội “mê tín dị đoan” nhưng tín ngưỡng thờ tổ tiên đã và vẫn chiếm được vị trí thiêng liêng trong đời sống tinh thần của người Việt.

Đặc biệt đây là hình thức tín ngưỡng được các thể chế chính trị từ xưa đến nay trân trọng thừa nhận, dù rằng với những mức độ khác nhau. Cùng với tiến trình lịch sử của dân tộc, nó là sự bồi lắng, kết tụ những giá trị đạo đức quý báu của con người Việt Nam.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có nội dung bình dị và giàu tính thực tiễn, không cực đoan như nhiều tôn giáo khác. Bởi thế nó dễ dàng được cuộc sống hóa trở thành nếp sống, phong tục, bám rễ sâu trong tiềm thức của mỗi người. Bằng việc thờ cúng tổ tiên, thế hệ trước nêu gương cho thế hệ sau không chỉ vì trách nhiệm đối với các bậc sinh thành mà còn để giáo dục dạy dỗ con cháu lưu truyền nòi giống.

Các tôn giáo ngoại lai, để tồn tại được ở Việt Nam, đã buộc phải dung hòa với thứ tín ngưỡng bản địa cắm rễ sâu trong tâm thức người Việt – thờ cúng tổ tiên. Còn các tôn giáo xuất hiện nội sinh trong nước như Cao Đài, Hòa Hảo ở miền Nam cũng đã biết dựa trên cơ sở của đạo thờ cúng ông bà. Không chỉ các tôn giáo, mà ngay cả trong các tín ngưỡng dân gian khác như tín ngưỡng thờ thành hoàng, thờ Mẫu…, ta cũng thấy dấu vết tác động của tín ngưỡng thờ tổ tiên ở sự biết ơn cội nguồn, biết ơn các đấng sinh thành. Bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ thần, người dân Việt thờ Mẫu (thờ mẹ) với mong muốn kéo vị thần này gần với tín ngưỡng gia tộc, từ đó có mối đồng cảm gắn bó như giữa người mẹ luôn che chở với đàn con của mình.

Có thể nói, thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng dân gian của dân tộc có nguồn gốc từ xa xưa và mang đạo lý nhân ái uống nước nhớ nguồn trong tiến trình lịch sử. Nó quả thực xứng danh là một trong những nét đẹp, nét đặc trưng trong bản sắc văn hóa Việt.

Tags: thờ cúng tổ tiêntín ngưỡng
ShareTweetSend

Nội dung Liên quan

Tìm hiểu về bùa lỗ ban
Tín ngưỡng

Tìm hiểu về bùa lỗ ban

Thờ cúng tổ tiên, tinh thần uống nước nhớ nguồn của cháu con đối với tiền nhân
Tín ngưỡng

Thờ cúng tổ tiên, tinh thần uống nước nhớ nguồn của cháu con đối với tiền nhân

Ý nghĩa hoa sen trên bát hương của người Việt
Tín ngưỡng

Ý nghĩa hoa sen trên bát hương của người Việt

Luận bàn về kiếp luân hồi
Tín ngưỡng

Luận bàn về kiếp luân hồi

Chuyện vong nhập và cách hàng phục vong nhập
Tín ngưỡng

Chuyện vong nhập và cách hàng phục vong nhập

Ý nghĩa của việc cúng nước trên bàn thờ Phật
Tín ngưỡng

Ý nghĩa của việc cúng nước trên bàn thờ Phật

Copyright © 2021 Việt Lạc Số.
  • Trang đầu
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
No Result
View All Result
  • Sớ điệp công văn
  • Pháp khí pháp bảo
  • Pháp Phục
  • Ấn Triện
  • Nghi lễ pháp sự
  • Phong Thủy
  • Tử Vi
  • Lễ Hội
  • Nghệ Thuật
  • Khác

© 2021 Việt Lạc Số