NỘI DUNG CHÍNH

  • Sớ điệp công văn
  • Văn tự Hán Nôm
  • Nghi lễ pháp sự
  • Tam quy Ngũ giới
  • Pháp khí pháp bảo
  • Điểm đến tâm linh
  • Tín ngưỡng
  • Lễ Hội
  • Huyền học
  • Nghệ Thuật
  • Kinh sách
  • Khác

XEM THÊM

  • Trang đầu
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Theo dõi chúng tôi

Việt Lạc Số
  • Trang đầu
  • Chuyên Mục
    • Văn tự Hán Nôm
    • Sớ điệp công văn
    • Pháp khí pháp bảo
    • Nghi lễ pháp sự
    • Tam quy Ngũ giới
    • Kinh sách
    • Tín ngưỡng
    • Lễ Hội
    • Huyền học
    • Nghệ Thuật
    • Điểm đến tâm linh
    • Khác
  • Chuyên đề
    • Lòng Sớ
    • Điệp
    • Văn khấn
    • Hịch
    • Trạng
    • Biểu
    • Dẫn
    • Bảng
    • Cáo
    • Thiệp
    • Bùa
    • Phù
    • Phan
  • Chủ đề
    • Chữ Nôm
    • Chữ Hán
    • Quốc Ngữ
    • Song Ngữ
    • Đạo Giáo
    • Nho Giáo
    • Phật Giáo
    • Tứ Phủ
    • Thành Hoàng
    • Tiền Hiền
    • Tổ Nghề
    • Tổ Tiên
    • Vật Linh
No Result
View All Result
Cùng hệ Thống
Việt Lạc Số
No Result
View All Result
  • Sớ điệp công văn
  • Văn tự Hán Nôm
  • Nghi lễ pháp sự
  • Tam quy Ngũ giới
  • Pháp khí pháp bảo
  • Điểm đến tâm linh
  • Tín ngưỡng
  • Lễ Hội
  • Huyền học
  • Nghệ Thuật
  • Kinh sách
  • Khác
Trang đầu Pháp khí pháp bảo

Tìm hiểu về Mõ Cá Kình

Tìm hiểu về Mõ Cá Kình

Mõ cá kình đã có từ rất lâu đời và có hẳn một sự tích gắn liền với Phật giáo về nguồn gốc ra đời của mõ cá, chính là câu chuyện vị thiền sư đã giác ngộ chú cá kình vì oán hận mà không thể siêu sinh. Hình ảnh gõ mõ cá kình như một lời răn đe, làm gương cho những vị nào tu hành còn biếng nhác, ưa khoe khoang, tự cao, tự đại, không chịu khép mình vào vòng giới luật và cũng là để nhắc nhở cho những vị ấy nhớ tới bổn phận tu tâm, hành đạo, để khỏi xao lãng công phu bái sám, niệm Phật tu thiền, thúc liễm thâm tâm, nghiêm trì giới luật.

Chất liệu: bằng gỗ mít.

Nội dungLiên quan

Nguồn gốc và đặc điểm của Ấn Trần Triều

Tìm hiểu về Kiểng Huế

Tìm hiểu về Kim luân xoay cầm tay

Kích thước: rộng 30 cm – dài 1,1 mét

Màu sắc: nâu

Kiểu dáng: hình thù con cá Kình.

batch_z1974284980089_39ea592818922ef281c3b2ce20e2fea6.jpg

Lịch sử của chiếc Mõ Cá Kình Tụng Kinh:

Hiện nay, khi vào chùa chiền, đền miếu, hoặc vào các đạo tràng, nơi có người tu hành, thậm chí là vào nhà riêng của các Phật Tử, chúng ta đều thấy có một bộ chuông mõ. Nếu mới tiếp cận Phật Giáo, chúng ta sẽ có những thắc mắc, không biết là những pháp khí này có ý nghĩa gì, có phép màu gì hay không mà sao ở đâu có Phật Giáo thì ở đó lại thấy có cái Mõ, mà chúng ta hay gọi là mõ tụng kinh. Thời của Đức Phật thì không có mõ, mà đây là phương tiện thiện xảo để độ chúng sinh của các vị Tổ Sư Đại Đức sau này.

Mõ là tiếng gọi tắt của dân gian ta, tên gốc của nó là Mộc Ngư (tạm dịch là Cá Gỗ).  Bởi nó có sự tích riêng. Sự tích kể rằng:

Xưa kia ở vùng thôn quê, ở bên sông có một ngôi chùa. Vị trụ trì của ngôi chùa ấy, mỗi lần có Phật sự đều đi đò qua sông. Có một lần Ngài đi làm chủ lễ cho một đàn cầu siêu tháng 7 âm lịch. Lúc đang đi đò đến giữa sông, bỗng thấy dòng sông cuộn sóng, làm con đò như muốn lật xuống, ai nấy đều lo sợ. Đột nhiên, có một con cá kình to lớn nổi lên từ dưới nước, đôi mắt đỏ ngầu nhìn vị Hoà Thượng vẫn đang ngồi niệm Phật rất an định trên đò.

Con cá này bỗng mở miệng nói lớn: “Những người trên đò kia, các người hãy ném lão ác tăng xuống đây cho ta ăn cho hả giận. Ta không muốn hại ai, chỉ muốn lão ác tăng kia thôi”. Những người trên đò đang rất lo sợ chưa kịp phản ứng gì, con cá lại nói tiếp: “Tiền kiếp, ta là đệ tử của lão tăng kia. Những lão đã không nghiêm khắc dạy bảo ta, khiến cho thân tâm của ta phóng túng, tu hành không đắc lực, cho nên khiến cho ta bây giờ phải đoạ vào súc lại, lại làm loài cá kình to lớn, đi đến đâu cũng làm cho các loài tôm cá chạy hết, không có gì ăn, lúc nào cũng đói, còn khổ hơn là quỷ đói. Ta hận lão lắm, hôm nay ta chỉ muốn trả thù lão thôi, ta không muốn hại đến các người!”

Nghe xong, vị sư phụ mỉm cười nói với con cá: “A Di Đà Phật! Súc sinh kia, ngươi đúng là ngu si mà. Nhà ngươi kiếp trước tu hành, không biết câu nói: Đạp phải gai, lấy gai mà lễ hay sao? Tội là do nhà ngươi tự tạo nên tự bị đoạ làm thân súc sinh, sao không biết tội để ăn năn sám hối, tạo phước lành để thoát khỏi thân súc sinh? Tiền kiếp, nhà ngươi theo ta tu hành, dạy nhà người giới luật thì nhà ngươi lại kêu ca là quá nghiêm khắc, thả lỏng cho nhà ngươi thì nhà ngươi lại phóng túng lêu lổng, theo thói xấu mà làm, cho nên toàn là tự ngươi làm tự ngươi chuốc lấy quả báo thân súc sinh. Nay không biết sám hối mà còn muốn hại ta. Phạm Phật thì còn có Tăng cứu, Phạm Tăng thì lấy ai cứu ngươi? Ta nay đang chuẩn bị làm lễ cầu siêu, nhà ngươi ăn năn hối lỗi, ta cùng đại chúng sẽ giúp người tụng kinh niệm Phật sám hối tội lỗi. Nghe vậy, con cá thấy xấu hổ mà lặn sâu xuống.

Sau đó, pháp hội cầu siêu diễn ra suốt 7 ngày 7 đêm liên tục, với sự tham gia của Sư Phụ cùng đại chúng trong chùa. Pháp hội đến kỳ viên mãn, đột nhiên mọi người thấy con cá nhảy lên bờ, lết lết đến trước sân chùa, rồi nằm thẳng hướng đầu vào Tam Bảo mà nói rằng: “Bạch Sư phụ, suốt mấy ngày, con nương nhờ Phật lực gia trì cùng công đức tu hành của Sư phụ cùng với chư tăng ni, Phật tử mà đã thoát được kiếp nạn phải làm thân súc sinh. Khi bỏ báo thân này, con được sinh về cõi trời Dục giới, hưởng cuộc sống an vui. Trước khi con xả báo thân, con xin nguyện đem cái thân cá này của con cúng dường cho đại chúng, để mỗi khi Sư phụ tụng kinh, mỗi tiếng mỗi tiếng lại gõ lên trên đầu của con, để nhắc nhở đại chúng không được biếng nhác, trễ nãi trong việc tu hành mà nỗ lực công phu niệm Phật sáng tối, nghiêm trì giới luật, thúc liễm thân tâm“. Nói rồi, con cá liền xả bỏ thân mà sinh về cõi trời.

Kể từ đó về sau, người ta thường sử dụng gỗ để tạc ra một dụng cụ để gõ vào giữ nhịp cho đại chúng tụng kinh. Và gọi là Mộc Ngư (cá gỗ). Người Việt Nam ta gọi là Mõ.

batch_z1974284231716_2d6495c8332fa2aa5bf598e694563c9e.jpg

Mõ cá: Mõ cá là loại mõ được điêu khắc hình con cá, đúng như trong truyền thuyết ở trên đây. Mõ cá là loại mõ rất thông dụng.

batch_z1974284974089_73e19b7d08f8e30363885ffc48ed8a3a.jpg

 

Tags: tang đồngthanh latrống
ShareTweetSend

Nội dung Liên quan

Nguồn gốc và đặc điểm của Ấn Trần Triều
Ấn Triện

Nguồn gốc và đặc điểm của Ấn Trần Triều

Tìm hiểu về Kiểng Huế
Pháp khí pháp bảo

Tìm hiểu về Kiểng Huế

Tìm hiểu về Kim luân xoay cầm tay
Pháp khí pháp bảo

Tìm hiểu về Kim luân xoay cầm tay

Tìm hiểu về Đĩa xin đài âm dương
Pháp khí pháp bảo

Tìm hiểu về Đĩa xin đài âm dương

Tìm hiểu về Bộ Linh Chử
Pháp khí pháp bảo

Tìm hiểu về Bộ Linh Chử

Đặc điểm của Ấn Tam Phủ
Ấn Triện

Đặc điểm của Ấn Tam Phủ

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Copyright © 2021 Việt Lạc Số.
  • Trang đầu
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
No Result
View All Result
  • Sớ điệp công văn
  • Pháp khí pháp bảo
  • Pháp Phục
  • Ấn Triện
  • Nghi lễ pháp sự
  • Phong Thủy
  • Tử Vi
  • Lễ Hội
  • Nghệ Thuật
  • Khác

© 2021 Việt Lạc Số