NỘI DUNG CHÍNH

  • Sớ điệp công văn
  • Văn tự Hán Nôm
  • Nghi lễ pháp sự
  • Tam quy Ngũ giới
  • Pháp khí pháp bảo
  • Điểm đến tâm linh
  • Tín ngưỡng
  • Lễ Hội
  • Huyền học
  • Nghệ Thuật
  • Kinh sách
  • Khác

XEM THÊM

  • Trang đầu
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Theo dõi chúng tôi

Việt Lạc Số
  • Trang đầu
  • Chuyên Mục
    • Văn tự Hán Nôm
    • Sớ điệp công văn
    • Pháp khí pháp bảo
    • Nghi lễ pháp sự
    • Tam quy Ngũ giới
    • Kinh sách
    • Tín ngưỡng
    • Lễ Hội
    • Huyền học
    • Nghệ Thuật
    • Điểm đến tâm linh
    • Khác
  • Chuyên đề
    • Lòng Sớ
    • Điệp
    • Văn khấn
    • Hịch
    • Trạng
    • Biểu
    • Dẫn
    • Bảng
    • Cáo
    • Thiệp
    • Bùa
    • Phù
    • Phan
  • Chủ đề
    • Chữ Nôm
    • Chữ Hán
    • Quốc Ngữ
    • Song Ngữ
    • Đạo Giáo
    • Nho Giáo
    • Phật Giáo
    • Tứ Phủ
    • Thành Hoàng
    • Tiền Hiền
    • Tổ Nghề
    • Tổ Tiên
    • Vật Linh
No Result
View All Result
Cùng hệ Thống
Việt Lạc Số
No Result
View All Result
  • Sớ điệp công văn
  • Văn tự Hán Nôm
  • Nghi lễ pháp sự
  • Tam quy Ngũ giới
  • Pháp khí pháp bảo
  • Điểm đến tâm linh
  • Tín ngưỡng
  • Lễ Hội
  • Huyền học
  • Nghệ Thuật
  • Kinh sách
  • Khác
Trang đầu Tín ngưỡng

Thờ Tứ Bất tử – Tín ngưỡng độc đáo ở Việt Nam (p3)

 “Tứ bất tử” là một huyền thoại về việc nhân dân ta tôn vinh và thờ phụng “bốn vị thánh không bao giờ chết” (Tứ bất tử), gồm: Thánh Tản Viên (Thánh Tản), Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Bà Chúa Liễu). Trong hai bài viết, “Thờ Tứ Bất tử – Tín ngưỡng độc đáo ở Việt Nam (p1) và (p2), https://vietlacso.com/ đã giới thiệu về truyền thuyết, đền thờ Thánh Tản Viên và Thánh Gióng, hôm nay, mời các bạn cùng tìm hiểu về vị Tứ Bất tử thứ ba: Chử Đồng Tử.

Chử Đồng Tử tượng trưng cho tình yêu

Nội dungLiên quan

Tìm hiểu về bùa lỗ ban

Thờ cúng tổ tiên, tinh thần uống nước nhớ nguồn của cháu con đối với tiền nhân

Ý nghĩa hoa sen trên bát hương của người Việt

  • Truyền thuyết

Chử Đồng Tử sinh ra ở xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Chử Đồng Tử sống bằng nghề đánh cá, nghèo đến nỗi không có một mảnh khố che thân. Một hôm, tình cờ thấy thuyền công chúa Tiên Dung – con Vua Hùng đi qua, chàng buộc phải giấu mình trong cát. Nào ngờ, công chúa lại sai người quây màn tắm ngay chỗ trú thân của chàng. Nhờ duyên trời định, Tiên Dung mang lòng yêu và muốn cưới chàng trai nghèo khó. Vua Hùng không thuận, toan bắt trị tội. Chử Đồng Tử và Tiên Dung phải ở lại trong dân, làm mọi nghề sinh sống, rồi đi buôn, gặp kỳ nhân trên Biển Đông truyền dạy tu hành Phật pháp. Hai người đắc đạo thành tiên và bay về trời trở thành Thánh. Tương truyền, vị thánh họ Chử thần thông quảng đại, luôn hiện thân ở chốn trần ai, cứu nhân độ thế, dạy dân buôn bán, chài lưới, nuôi tằm dệt vải, đem lại cuộc sống đủ đầy.

Sau khi đã về trời, tương truyền Chử Đổng Tử còn nhiều lần hiển linh cứu giúp đất nước chống giặc ngoại xâm. Thế kỷ thứ VI, Triệu Quang Phục tới vùng đầm lầy Nhất Dạ làm căn cứ chống lại quân xâm lược nhà Lương. Chử Đổng Tử đã hiển linh trao cho Triệu Việt Vương chiếc móng rồng để gắn vào chóp mũ, từ đó Triệu Quang Phục có thêm sức mạnh, uy tín, đánh bật đối thủ, chặt đầu Dương Sằn, đuổi quân thù bỏ chạy toán loạn.

Khi quân xâm lược nhà Minh sang xâm lược tiêu diệt nhà Hồ, chiếm đóng nước ta, Nguyễn Trãi quyết đi tìm minh chủ mưu đồ giải phóng đất nước. Ông đã đến cầu mộng ở đền thờ Chử Đổng Tử và được thần báo mộng vào Lam Sơn phò giúp Lê Lợi chống giặc Minh làm nên nghiệp lớn.

  • Đền thờ Chủ Đồng Tử tại Khoái Châu, Hưng Yên

Với tấm lòng biết ơn, tri ân Chử Đồng Tử nhân dân tôn thờ Ngài như ông tổ của Đạo thờ tiên (Chử Đạo Tổ). Đền thờ của Ngài được nhân dân lập tại xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, hàng năm tế lễ cầu mong một cuộc sống hạnh phúc, phồn vinh. Lễ hội chính mở vào trung tuần tháng 2 âm lịch với các hoạt động dân gian đặc sắc như múa rồng, hát, đấu cờ người…

Chử Đồng Tử đi vào tâm thức dân gian không chỉ là người con hiếu thảo, nhân ái, mà còn là biểu tượng của một chí hướng phát triển cộng đồng: mở mang khai phá đồng bằng trũng lầy thành cánh đồng tốt tươi, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải và phát triển các ngành nghề khác, đặc biệt nghề buôn bán. Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã mở một hướng mới cho sự phát triển dân tộc, tạo nên sự giao lưu giữa dân tộc và cộng đồng bên ngoài.

Tags: tín ngưỡng
ShareTweetSend

Nội dung Liên quan

Tìm hiểu về bùa lỗ ban
Tín ngưỡng

Tìm hiểu về bùa lỗ ban

Thờ cúng tổ tiên, tinh thần uống nước nhớ nguồn của cháu con đối với tiền nhân
Tín ngưỡng

Thờ cúng tổ tiên, tinh thần uống nước nhớ nguồn của cháu con đối với tiền nhân

Ý nghĩa hoa sen trên bát hương của người Việt
Tín ngưỡng

Ý nghĩa hoa sen trên bát hương của người Việt

Luận bàn về kiếp luân hồi
Tín ngưỡng

Luận bàn về kiếp luân hồi

Chuyện vong nhập và cách hàng phục vong nhập
Tín ngưỡng

Chuyện vong nhập và cách hàng phục vong nhập

Ý nghĩa của việc cúng nước trên bàn thờ Phật
Tín ngưỡng

Ý nghĩa của việc cúng nước trên bàn thờ Phật

Copyright © 2021 Việt Lạc Số.
  • Trang đầu
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
No Result
View All Result
  • Sớ điệp công văn
  • Pháp khí pháp bảo
  • Pháp Phục
  • Ấn Triện
  • Nghi lễ pháp sự
  • Phong Thủy
  • Tử Vi
  • Lễ Hội
  • Nghệ Thuật
  • Khác

© 2021 Việt Lạc Số