NỘI DUNG CHÍNH

  • Sớ điệp công văn
  • Văn tự Hán Nôm
  • Nghi lễ pháp sự
  • Tam quy Ngũ giới
  • Pháp khí pháp bảo
  • Điểm đến tâm linh
  • Tín ngưỡng
  • Lễ Hội
  • Huyền học
  • Nghệ Thuật
  • Kinh sách
  • Khác

XEM THÊM

  • Trang đầu
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Theo dõi chúng tôi

Việt Lạc Số
  • Trang đầu
  • Chuyên Mục
    • Văn tự Hán Nôm
    • Sớ điệp công văn
    • Pháp khí pháp bảo
    • Nghi lễ pháp sự
    • Tam quy Ngũ giới
    • Kinh sách
    • Tín ngưỡng
    • Lễ Hội
    • Huyền học
    • Nghệ Thuật
    • Điểm đến tâm linh
    • Khác
  • Chuyên đề
    • Lòng Sớ
    • Điệp
    • Văn khấn
    • Hịch
    • Trạng
    • Biểu
    • Dẫn
    • Bảng
    • Cáo
    • Thiệp
    • Bùa
    • Phù
    • Phan
  • Chủ đề
    • Chữ Nôm
    • Chữ Hán
    • Quốc Ngữ
    • Song Ngữ
    • Đạo Giáo
    • Nho Giáo
    • Phật Giáo
    • Tứ Phủ
    • Thành Hoàng
    • Tiền Hiền
    • Tổ Nghề
    • Tổ Tiên
    • Vật Linh
No Result
View All Result
Cùng hệ Thống
Việt Lạc Số
No Result
View All Result
  • Sớ điệp công văn
  • Văn tự Hán Nôm
  • Nghi lễ pháp sự
  • Tam quy Ngũ giới
  • Pháp khí pháp bảo
  • Điểm đến tâm linh
  • Tín ngưỡng
  • Lễ Hội
  • Huyền học
  • Nghệ Thuật
  • Kinh sách
  • Khác
Trang đầu Tín ngưỡng

Thờ cúng tổ tiên trong gia đình và gia tộc

Như chúng ta đã biết, Giỗ tổ Hùng Vương là một sự thể hiện của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở tầm quốc gia, được thờ cúng vào cùng một ngày với sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước. Nhưng trong nội bộ mỗi gia đình, mỗi gia tộc, tín ngưỡng này lại được biểu hiện theo cách khác. 

Nội dungLiên quan

Tìm hiểu về bùa lỗ ban

Thờ cúng tổ tiên, tinh thần uống nước nhớ nguồn của cháu con đối với tiền nhân

Ý nghĩa hoa sen trên bát hương của người Việt

Việc thờ cúng tổ tiên tại gia đình thường được tiến hành quanh năm, xuất phát từ quan niệm dù đã khuất nhưng linh hồn họ vẫn luôn ở bên cạnh con cháu. Không chỉ cúng lễ trong các dịp quan trọng như tang ma, giỗ chạp, cưới xin…, không chỉ trong những ngày lễ tết như Tết nguyên đán, Thanh minh, Hàn thực, Đoan ngọ…, các ngày Sóc(ngày mồng một), Vọng (ngày rằm) theo chu kỳ tuần trăng, mà các vị tổ tiên còn được con cháu kính cáo mọi chuyện vui buồn: sinh nở, ốm đau, thi cử, đỗ đạt, kiện cáo, bất hòa, dựng vợ gả chồng… Không những thế, con cháu còn kính mời các vị về hưởng thụ hoa trái đầu mùa, lễ tạ tổ tiên khi có phúc, có lộc.

Có thể nói trong tâm thức những người sống tổ tiên là bất tử. Người Việt dâng hương, làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc thành công. Bản chất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cáo tiền nhân. Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế nên việc cúng giỗ là thực hiện mối giao lưu giữa cõi dương và cõi âm.

Đồ lễ trên bàn thờ cũng không quy định chặt chẽ lắm, tùy tâm nhưng điều cơ bản phải là những thứ thật thanh khiết. Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt ở trên cao, tại nơi trang trọng nhất trong nhà (thường là gian giữa đối với nhà một tầng, tầng trên cùng đối với nhà tầng). Trên bàn thờ bày bát hương, chân đèn, bài vị hay hình ảnh người quá cố, chén nước, bỉnh rượu, hương…

Theo quan niệm dân dã, nén hương là chiếc cầu nối giữa tổ tiên và con cháu, nó có khả năng chuyển tải lời thỉnh cầu của những người sống và chính mùi thơm thanh cao của hương, hoa đã tạo ra được sự giao hòa giữa người hai cõi.

Một số lễ lớn trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tại gia đình và gia tộc

Lễ giỗ họ

  • Gia tộc cũng có những qui định tín ngưỡng cho việc thờ cúng Thủy tổ dòng họ. Mặc dù đã qua nhiều đời nhưng ngày giỗ họ vẫn được lưu truyền nhờ việc ghi chép gia phả. Trong ngày giỗ Thủy tổ, tất cả con cháu trưởng các chi, ngành, nhánh buộc phải có mặt. Các con cháu khác tùy vào hoàn cảnh mà mang đồ tới góp giỗ. Lễ giỗ Tổ được tổ chức chu đáo và duy trì đều đặn hàng năm.

Lễ giỗ

  • Sau khi cúng giỗ, gia đình thường dọn thức ăn vừa cúng xong để cùng ăn, coi như hưởng lộc của tiền nhân. Bạn bè thân thuộc cũng được mời đến dùng bữa, tức là đi ăn giỗ.
  • Ngày giỗ (kỵ nhật) là ngày kỷ niệm ngày mất của người thân trong gia đình hàng năm thường được tính theo âm lịch (hay còn gọi là ngày ta). Trong các ngày giỗ có ba ngày chú ý nhất: tiểu tường (giỗ đầu), đại tường (giỗ hết), trừ phục (lễ cởi bỏ đồ tang). Các ngày giỗ thường kỳ trong các năm sau được coi là cát kỵ (giỗ lành).

Lễ tang ma

  • Lễ thức trong tang ma được coi là lễ thức quan trọng bậc nhất để đưa ông bà, cha mẹ vừa mất về gặp tổ tiên và gia nhập vào hàng các vị tổ tiên (những người vừa mới mất được lập bàn thờ riêng cho tới khi giỗ hết, cải táng sạch sẽ mới được phép thờ chung với tổ tiên.

Lễ Tảo mộ

  • Các gia đình, dòng họ thường đi thăm mộ, cúng tế sửa sang mồ mả vào dịp Tết Thanh minh tháng ba. Việc cúng tế tại mộ thường diễn ra đơn giản hơn nhiều so với cúng tại nhà, nhưng trước khi cúng trước mộ người thân người ta phải khấn cáo xin phép thổ công. Thăm nom sang sửa mồ mả tổ tiên, một mặt là hình thức thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu, mặt khác bởi quan niệm mồ mả vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của cả gia đình, gia tộc. Người Việt cho rằng, nếu vị trí đặt mồ mả không tốt, hướng không đúng thì con cháu làm ăn sẽ lụi bại, không thể nào phát triển được.
Tags: thờ cúng tổ tiêntín ngưỡng
ShareTweetSend

Nội dung Liên quan

Tìm hiểu về bùa lỗ ban
Tín ngưỡng

Tìm hiểu về bùa lỗ ban

Thờ cúng tổ tiên, tinh thần uống nước nhớ nguồn của cháu con đối với tiền nhân
Tín ngưỡng

Thờ cúng tổ tiên, tinh thần uống nước nhớ nguồn của cháu con đối với tiền nhân

Ý nghĩa hoa sen trên bát hương của người Việt
Tín ngưỡng

Ý nghĩa hoa sen trên bát hương của người Việt

Luận bàn về kiếp luân hồi
Tín ngưỡng

Luận bàn về kiếp luân hồi

Chuyện vong nhập và cách hàng phục vong nhập
Tín ngưỡng

Chuyện vong nhập và cách hàng phục vong nhập

Ý nghĩa của việc cúng nước trên bàn thờ Phật
Tín ngưỡng

Ý nghĩa của việc cúng nước trên bàn thờ Phật

Copyright © 2021 Việt Lạc Số.
  • Trang đầu
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
No Result
View All Result
  • Sớ điệp công văn
  • Pháp khí pháp bảo
  • Pháp Phục
  • Ấn Triện
  • Nghi lễ pháp sự
  • Phong Thủy
  • Tử Vi
  • Lễ Hội
  • Nghệ Thuật
  • Khác

© 2021 Việt Lạc Số