NỘI DUNG CHÍNH

  • Sớ điệp công văn
  • Văn tự Hán Nôm
  • Nghi lễ pháp sự
  • Tam quy Ngũ giới
  • Pháp khí pháp bảo
  • Điểm đến tâm linh
  • Tín ngưỡng
  • Lễ Hội
  • Huyền học
  • Nghệ Thuật
  • Kinh sách
  • Khác

XEM THÊM

  • Trang đầu
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Theo dõi chúng tôi

Việt Lạc Số
  • Trang đầu
  • Chuyên Mục
    • Văn tự Hán Nôm
    • Sớ điệp công văn
    • Pháp khí pháp bảo
    • Nghi lễ pháp sự
    • Tam quy Ngũ giới
    • Kinh sách
    • Tín ngưỡng
    • Lễ Hội
    • Huyền học
    • Nghệ Thuật
    • Điểm đến tâm linh
    • Khác
  • Chuyên đề
    • Lòng Sớ
    • Điệp
    • Văn khấn
    • Hịch
    • Trạng
    • Biểu
    • Dẫn
    • Bảng
    • Cáo
    • Thiệp
    • Bùa
    • Phù
    • Phan
  • Chủ đề
    • Chữ Nôm
    • Chữ Hán
    • Quốc Ngữ
    • Song Ngữ
    • Đạo Giáo
    • Nho Giáo
    • Phật Giáo
    • Tứ Phủ
    • Thành Hoàng
    • Tiền Hiền
    • Tổ Nghề
    • Tổ Tiên
    • Vật Linh
No Result
View All Result
Cùng hệ Thống
Việt Lạc Số
No Result
View All Result
  • Sớ điệp công văn
  • Văn tự Hán Nôm
  • Nghi lễ pháp sự
  • Tam quy Ngũ giới
  • Pháp khí pháp bảo
  • Điểm đến tâm linh
  • Tín ngưỡng
  • Lễ Hội
  • Huyền học
  • Nghệ Thuật
  • Kinh sách
  • Khác
Trang đầu Văn tự Hán Nôm

NHÌN LẠI VỀ CHỮ HÁN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

chu_han

Từ mục đích làm công cụ để đồng hóa tư tưởng, chữ Hán đã dần dần được tiếp nhận và sử dụng rộng rãi, phục vụ cho các nhu cầu giao tiếp trong xã hội Việt Nam xưa.

Đầu Công nguyên, chữ Hán từ phương Bắc đã du nhập vào Việt Nam như một công cụ truyền bá văn hóa phục vụ đắc lực cho mưu đồ thống trị của chế độ phong kiến tàn khốc. Dẫu biết chữ Hán được du nhập từ phương Bắc, được sử dụng với những mưu đồ có lợi cho kẻ xâm lược, thế nhưng ông cha ta vẫn rất bản lĩnh khi tiếp nhận nó. Trong bối cảnh nước ta chưa có một hệ thống chữ viết chính thống phục vụ cho nhu cầu ghi chép thì chữ Hán với những ưu điểm của nó đã được người dân Việt Nam dần dần tiếp nhận, phục vụ dúng mực cho các nhu cầu giao tiếp trong xã hội.

Nội dungLiên quan

Hướng dẫn tra chữ Hán trên sách bằng cách chụp ảnh từ điện thoại di động

Đến đầu thế kỷ X, khi bước vào thời kỳ tự chủ, người Việt Nam tuy vẫn còn sử dụng chữ Hán nhưng cách đọc lại theo cách riêng của mình – cách đọc Hán Việt. Cách đọc này đã ảnh hưởng vào tiếng Việt và làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú hơn. Thực tiễn cho thấy, trong quá trình phát triển, nền văn hóa Việt Nam đã có mối quan hệ mật thiết với nền văn ngôn và với chữ Hán của Trung Quốc. Việt Nam cũng là một trong cá quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng từ nền văn hóa Hán. Cho đến thời điểm xuất hiện chữ Nôm thì chữ Hán đã có lịch sử hàng ngàn năm rất quen thuộc với người Việt Nam. Đây là thuận lợi lớn trong việc vay mượn chữ Hán để tạo chữ Nôm.

chu_han_1

Chữ Nôm được tạo ra trên cơ sở các chữ vuông Hán. Vì vậy nếu không có trình độ chữ Hán ở một mức độ nhất định thì người Việt cũng không thể viết và đọc được chữ Nôm. Khi nước ta có nhu cầu phải có một nền văn tự riêng thì trên đất Việt đã có một đội ngũ hùng hậu với trình độ am tường về chữ Hán và nền văn hóa Hán. Họ là những người có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện và phát triển chữ Nôm.

Để chữ Nôm ghi được tiếng Việt ngày càng chính xác và hoàn thiện thì chữ Hán được vay mượn cũng được lựa chọn theo những tiêu chí chặt chẽ hơn, ngày càng nhiều hơn. Chữ Nôm chính là sản phẩm của sự kết hợp giữa những yếu tố vay mượn từ chữ Hán. Không có chữ Hán thì chữ Nôm khó có thể ra đời.

Trong tiếng Việt hiện đại có khoảng hơn 60% số từ có nguồn gốc từ tiếng Hán. Như vậy có thể thấy rằng trong tiếng Việt lịch sử, số từ ngữ được vay mượn từ tiếng Hán chắc chắn phải hơn thế nhiều. Qua đó có thể thấy vai trò của chữ Hán trong việc cung cấp chất liệu để tạo chữ Nôm quan trọng như thế nào.

chu_han_2

Về mặt chữ viết hiện nay, chúng ta hầu như đã thoát ly khỏi chữ Hán. Hệ thống chữ quốc ngữ tiện lợi dễ học dễ nhớ có thể chuyển tải hầu hết các nhu cầu giao tiếp trong cuộc sống. Chữ Hán trong mắt người hiện đại trở thành một thứ chữ viết ngoại lai. Có lẽ bởi lẽ đa phần chúng ta không còn đọc hiểu được nó, mặc dù chúng hầu như vẫn dùng để chuyển tải tinh thần dân tộc.

Việc sử dụng Hán cổ chỉ còn phổ biến tại các cơ sở đền chùa, miếu mạo, nơi thờ Phật, thánh thần. Chữ Hán cổ là sản phẩm lịch sử, có quá trình hình thành và phát triển tự thân trong đời sống xã hội, đã đi vào quá khứ với những giá trị chuẩn mực được cố định hóa. Nó đã được bao thế hệ người Việt, từ các bậc cao nhân giỏi chữ nghĩa đến những người dân thường trân trọng và kính ngưỡng.

chu_han_2

Ứng xử với chữ Hán như thế nào cho phải lẽ quả không đơn giản. Chúng ta không thể loại trừ chữ Hán ra khỏi đời sống văn hóa tinh thần tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Và chúng ta càng không thể đánh đồng chữ Hán với tư cách là sản phẩm văn hóa với chính sách nô lệ tư tưởng thời phong kiến xưa.

Chúng ta cần có một cái nhìn khách quan, tỉnh táo và đa diện để tránh vướng vào những suy nghĩ, hành động cực đoan. Cần nhớ rằng, để có một di sản văn hóa chữ Nôm đồ sộ, phong phú như vậy thì một trong những yếu tố không thể phủ nhận được là vai trò và sự tác động của chữ Hán đối với sự hình thành và phát triển của chữ Nôm.

Tags: Chữ HánChữ NômPhật Giáo
ShareTweetSend

Nội dung Liên quan

Hướng dẫn tra chữ Hán trên sách bằng cách chụp ảnh từ điện thoại di động
Văn tự Hán Nôm

Hướng dẫn tra chữ Hán trên sách bằng cách chụp ảnh từ điện thoại di động

Copyright © 2021 Việt Lạc Số.
  • Trang đầu
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
No Result
View All Result
  • Sớ điệp công văn
  • Pháp khí pháp bảo
  • Pháp Phục
  • Ấn Triện
  • Nghi lễ pháp sự
  • Phong Thủy
  • Tử Vi
  • Lễ Hội
  • Nghệ Thuật
  • Khác

© 2021 Việt Lạc Số