Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc nơi chân núi Sam, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Việt Nam. Đây là một di tích tâm linh quan trọng của tỉnh và khu vực.
Miếu Bà Chúa Xứ là một ngôi miếu cổ, thờ một hình tượng bằng đá. Tương truyền thì hình tượng là một phụ nữ ngồi. Dáng uy nghi, đội mũ, bị gãy một bên tay trái, bên trong mặc xà rông, bên ngoài mặc áo bào thêu rồng phượng. Mặt tượng được sơn màu nâu cánh dán, mắt đen. Hai bên là tượng cô bằng đá (bên phải), tượng cậu (bên trái).
Miếu Bà Chúa Xứ kiến trúc theo kiểu chữ Quốc, xây bằng gạch có 4 mái hình vuông, nóc lợp bằng ngói ống màu xanh, bên trong miếu còn giữ lại tấm vách đá dài 10m là bệ miếu cũ. Nhà để tượng cũng 4 mái hình vuông, ngay chính diện lát bằng gạch đá xanh.
Những di vật phụ trong miếu có những hoàng phủ bằng chữ Hán đề cao công ơn tổ mẫu như: Hộ Quốc túy dân, vị quốc vị dân, Hải quốc trường xuân… . Số lượng vàng chạm áo mà khách thập phương cúng vào miếu được trưng bày ở gian phòng bên phải của cung cấm.
Hàng năm vào các ngày 25, 26, 27 tháng 4 âm lịch, nhân dân các tỉnh phía Nam cùng nhân dân địa phương nô nức đến lễ ở miếu Bà. Trong ngày lễ còn có múa bóng, hát bội… Đêm ngày 23, mọi người đã tập trung về chùa để xem lễ tắm Bà. Tượng Bà được mang xuống, cởi áo ra, lấy nước mưa pha với nước hoa để tắm. Phong tục này đã tồn tại hàng trăm năm nay.
Trước và trong kháng chiến, miếu không bị hư hỏng gì nhiều và đến nay, Miếu Bà Chúa Xứ trở thành một trong những địa chỉ tâm linh thu hút nhiều du khách.