NỘI DUNG CHÍNH

  • Sớ điệp công văn
  • Văn tự Hán Nôm
  • Nghi lễ pháp sự
  • Tam quy Ngũ giới
  • Pháp khí pháp bảo
  • Điểm đến tâm linh
  • Tín ngưỡng
  • Lễ Hội
  • Huyền học
  • Nghệ Thuật
  • Kinh sách
  • Khác

XEM THÊM

  • Trang đầu
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Theo dõi chúng tôi

Việt Lạc Số
  • Trang đầu
  • Chuyên Mục
    • Văn tự Hán Nôm
    • Sớ điệp công văn
    • Pháp khí pháp bảo
    • Nghi lễ pháp sự
    • Tam quy Ngũ giới
    • Kinh sách
    • Tín ngưỡng
    • Lễ Hội
    • Huyền học
    • Nghệ Thuật
    • Điểm đến tâm linh
    • Khác
  • Chuyên đề
    • Lòng Sớ
    • Điệp
    • Văn khấn
    • Hịch
    • Trạng
    • Biểu
    • Dẫn
    • Bảng
    • Cáo
    • Thiệp
    • Bùa
    • Phù
    • Phan
  • Chủ đề
    • Chữ Nôm
    • Chữ Hán
    • Quốc Ngữ
    • Song Ngữ
    • Đạo Giáo
    • Nho Giáo
    • Phật Giáo
    • Tứ Phủ
    • Thành Hoàng
    • Tiền Hiền
    • Tổ Nghề
    • Tổ Tiên
    • Vật Linh
No Result
View All Result
Cùng hệ Thống
Việt Lạc Số
No Result
View All Result
  • Sớ điệp công văn
  • Văn tự Hán Nôm
  • Nghi lễ pháp sự
  • Tam quy Ngũ giới
  • Pháp khí pháp bảo
  • Điểm đến tâm linh
  • Tín ngưỡng
  • Lễ Hội
  • Huyền học
  • Nghệ Thuật
  • Kinh sách
  • Khác
Trang đầu Lễ Hội

Lễ hội Quán Thế Âm – Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Lễ hội Quán Thế Âm ở Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng là một lễ hội thể hiện đúng tiêu chuẩn của lễ hội văn hoá. Đó là phần Lễ và phần Hội được diễn ra văn minh và ngày càng phát triển. Hiện nay, lễ hội đã được công nhận là một lễ hội cấp quốc gia, với đông đảo thiện tín trong, ngoài nước tham dự.

Nội dungLiên quan

Văn Lễ Trừ Tịch Tất Niên

Nghi thức sắm lễ Bách nhật 100 ngày

Tìm hiểu về Lễ 49 ( Tứ cửu )

Phần Lễ

Trong các ngày lễ hội, các chư Tăng, phật tử, tổ chức những khoá lễ nguyện cầu cho sự an lành đến với mọi người. Nghi lễ thuần tuý trong sáng về tâm linh, hài hoà với phần văn hoá hội, thể hiện sự kết hợp nhịp nhàng giữa Lễ và Hội, một nét đẹp văn hoá đặc trưng của lễ hội Quán Thế Âm.

Ngày 19/2 ÂL là ngày lễ chính thức Lễ Hội Quán Thế Âm. Trước lễ đài là cờ hoa rực rỡ, người về dự lễ hội nghiêm trang tề chỉnh, thành kính hướng về lễ đài, nơi tôn trí tôn tượng Bồ Tát Quán Thế Âm, Chư vị giáo phẩm Phật giáo.

Theo sau là đội lễ nhạc rước kiệu tiến lên lễ đài để trang trọng cử hành trọng thể – nghi lễ chính thức lễ hội. Tiếng kinh cầu nguyện của hàng vạn người, tưởng niệm ân đức của Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, nguyện cầu quốc thái dân an, chúng sanh an lạc. Tiếng kinh cầu trầm bổng hoà âm vào khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của sông núi, một nguồn cảm xúc vô biên tạo nên một giai điệu cộng hưởng của hàng vạn tâm hồn cùng nhau hoà vào không gian ngày hội.

Chương trình được tiếp nối với màn ừng đoàn hoá trang các chủ đề văn hoá của các đoàn thể, đơn vị diễn qua lễ đài trong điệu nhạc và bài hát của lễ hội ca. Rồi từng đoàn người lần lượt lên lễ đài chiêm bái hình ảnh đức Quán Thế Âm, một điều mong ước tốt đẹp, hạnh phúc cho mình, trong giờ khắc linh thiêng nhiệm màu của không khí ngày lễ hội.

Phần Hội

Khi tiếng chuông trống khai hội hùng tráng vang dội lan xa, hàng đoàn người lại nhộn rước kiệu về dự lễ khai hội.

Kiệu rước “Bằng Di Tích Lịch Sử văn hoá Ngũ Hành Sơn”, cấp quốc gia được nhà nước công nhận, do ban quản lý khu thắng cảnh du lịch Ngũ Hành Sơn rước, kiệu rước bài vị và tượng ông Tổ nghề đá  Non Nước, do các nghệ nhân phụ trách, và các kiệu rước với các chủ đề văn hoá nhiều mầu sắc đa dạng phong phú của nhiều đoàn thể, phật tử cùng tham gia.  Hàng trăm các vị bô lão tại địa phương trang trọng trong bộ lễ phục cổ truyền,trang nghiêm thành kính hướng về giờ phút thiêng liêng của sông núi. Từng lời, từng lời văn tế được xướng lên để bố cáo trời đất, thần hoàng bổn xứ, nguyện cầu quốc thái dân an. Một bầu không khí hết sức tín thành lắng đọng, lung linh huyền ảo giữa khói hương trầm nghi ngút, lan toả vào tâm hồn của mọi người về dự khai hội.

Các sinh hoạt văn hóa diễn ra trong lễ hội hết sức phong phú: Chương trình cắm trại suốt 3 ngày, triển lãm phòng tranh thư pháp, cắm hoa, thuyết trình các đề tài văn hoá liên quan về lễ hội, thi nấu cơm chay, trò chơi kéo co. nhảy lò cò. đẩy cây của các đoàn thể thanh niên tại địa phương quận Ngũ Hành Sơn, đua ghe, lễ rước ánh sáng, lễ hội hoa Đăng…

Lễ hội Quán Thế Âm luôn luôn thực hiện đúng đắn theo tinh thần thuần tuý đạo Phật và sự trong sáng về văn hoá, tôn trọng và gìn giữ những giá trị chuẩn mực của ý nghĩa lễ hội văn hoá tại nơi di tích văn hoá và cũng là thánh tích Phật giáo. Cũng vì thế mà vào năm 2000, lễ hội đã được Tổng cục Du Lịch vinh danh là một trong 15 Lễ Hội Quốc Gia tiêu biểu để tổ chức chào đón thiên niên kỷ mới.

ShareTweetSend

Nội dung Liên quan

Lễ Tạ Tất Niên
Khoa cúng thông dụng

Văn Lễ Trừ Tịch Tất Niên

Nghi thức sắm lễ Bách nhật 100 ngày
Lễ Hội

Nghi thức sắm lễ Bách nhật 100 ngày

Tìm hiểu về Lễ 49 ( Tứ cửu )
Lễ Hội

Tìm hiểu về Lễ 49 ( Tứ cửu )

Nguồn gốc và đặc điểm của Ấn Tứ Phủ
Lễ Hội

Nguồn gốc và đặc điểm của Ấn Tứ Phủ

Lễ hội Thu chùa Keo năm 2019: Nghi thức phong phú, đậm đà sắc thái dân gian
Lễ Hội

Lễ hội Thu chùa Keo năm 2019: Nghi thức phong phú, đậm đà sắc thái dân gian

Ý nghĩa sắc thái bông hồng cài áo mùa lễ Vu Lan
Lễ Hội

Ý nghĩa sắc thái bông hồng cài áo mùa lễ Vu Lan

Copyright © 2021 Việt Lạc Số.
  • Trang đầu
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
No Result
View All Result
  • Sớ điệp công văn
  • Pháp khí pháp bảo
  • Pháp Phục
  • Ấn Triện
  • Nghi lễ pháp sự
  • Phong Thủy
  • Tử Vi
  • Lễ Hội
  • Nghệ Thuật
  • Khác

© 2021 Việt Lạc Số