Trong thời đại văn minh vật chất, chủ nghĩa thực dụng đang xói mòn lương tâm, đạo đức này, người Phật tử chân chính nếu không biết tu dưỡng mình thì sẽ đụng chạm tới rất nhiều người khác.
Trên thế gian này, dù có hòa bình đến đâu cũng luôn nảy sinh ra tranh giành, sát phạt lẫn nhau. Trên thế gian này, dù có hòa bình đến đâu cũng luôn nảy sinh ra tranh giành, sát phạt lẫn nhau. Người đời, đại đa số đều cho rằng “vật dưỡng nhơn” nên luôn mặc tình sát sinh hại vật, tranh giành nhau để sống, tàn phát và hủy hoại người khác nhằm mưu cầu lợi ích cho riêng mình. Những kế hoạch dày đặc, những công việc gấp rút, làm cách nào thu nhập thật cao để thỏa mãn vật chất đến độ những người khác ngước nhìn. Nếu cần thì sẵn sàng bội ước, lừa đảo, đốn ngã tình bạn,… miễn sao lợi ích về phía mình càng nhiều càng tốt. Suy cho cùng có cuộc sống là có đụng chạm, dù mỗi người không thích đụng chạm nhưng có lẽ vẫn cứ phải đụng chạm hoài.
Năm chuẩn mực đạo đức do Đức Phật truyền lại là rào cản để con người không nhúng tay vào tội ác, để thực thi tính công bằng, bình đẳng, lòng từ bi, tránh được nhân quả báo ứng và không oán thù. Các chuẩn mực đạo đức, bao gồm: Không giết hại, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không say nghiện là điều mà Phật tử cần rèn luyện và ghi nhớ trong lòng.
Không giết hại
Phật dạy rằng chúng ta không được làm hại vạn vật, từ con người cho đến động vật. Bởi sự sống là đáng quý biết bao, nên vì bất cứ lý do gì cũng không được giết người cướp của, hại các loài vật nhỏ bé để con người có thức ăn ngon mặt đẹp.
Chúng ta tự quý sinh mạng của mình vô lý nào lại sát hại sinh mạng của kẻ khác. Ta tàn nhẫn khi giết hại thú vật thì từ đó trái tim ta cũng dần chai sạn. Lỡ một lần mê muội, ta sẽ dễ dàng ra tay hạ thủ con người mà không hay biết. Vì giết hại mạng sống con người đâu phải chỉ trực tiếp giết, mà còn xúi bảo người giết, tùy hỉ trong việc giết hại. Là người Phật tử, tuyệt đối không tự tay mình giết mạng người, không dùng miệng xúi bảo đốc thúc kẻ khác giết, khi thấy họ giết hại nhau chỉ một bề thương xót không nên vui thích.
Không giết hại, tâm hồn ta sẽ bình an, tâm yêu thương ngập, tâm không bi giày vò hối hận, không gặp những cơn ác mộng khổ đau. Nét mặt ta sẽ hiền hòa, ánh mắt luôn trong veo, tươi sáng.
Lòng từ bi thương người sẽ luôn luôn đồng hành trong cuộc sống, giúp vượt qua mọi sự xấu xa của cuộc đời. Đó chính là giữ giới không sát sanh.
Không trộm cướp
Phật dạy chúng ta không nên trộm cắp. Ai cũng biết trộm cướp là lấy những vật không thuộc quyền sở hữu của mình, lấy không có sự ưng thuận, hay ép buộc người khác để ta lấy vật họ sở hữu. Của cải tài sản của chúng ta, không muốn ai xâm phạm đến, vậy thì của cải tài sản của người, chúng ta cũng không được giựt lấy hay lén lấy. Đó là hành độc trái nhân đạo, vô đạo đức, phạm luật pháp chánh quyền.
Trộm cướp là do lòng tham lam ác độc, chỉ nghĩ lợi cho bản thân, quên nỗi đau khổ của người khác, vắng đi cả công bằng và nhân đạo. Người Phật tử quyết định không được làm điều này. Chúng ta không trộm cướp thì cuộc sống cua ta và mọi người mới an lành. Chúng ta sẽ có một giấc ngủ ngon, không suy tính thiệt hơn u mê lầm trái, xã hội nhờ đó mà sẽ được tốt đẹp.
Không tà dâm
Phật không dạy người Phật tử phải từ bỏ cuộc sống vợ chồng, Người dạy vợ chồng có cưới hỏi thì nên sống với nhau chung thủy. Khi có đôi có bạn rồi tuyệt đối không phạm đến sự trinh bạch của kẻ khác. Nếu vô tình phạm phải thì ta sẽ mắc tội tà dâm. Bởi đây là hành động làm đau khổ cho gia đình mình và gia đình người, khiến hạnh phúc bị phá hoại, tạo nguy cơ tán gia bại sản. Một chút tình cảm riêng tư mà khiến nhiều người khổ đau liên lụy, quả là thiếu lòng nhân. Những người giữ được hạnh không tà dâm, chuẩn mực đạo đức này sẽ giúp họ được người khác kính trọng và cuộc sống gia đình hạnh phúc, bình an.
Không nói sai sự thật
Phật dạy chúng ta không nói sai sự thật, không nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác. Người nói sai sự thật là làm trái với đạo đức, gây mất lòng nhân, không xứng đáng là một Phật tử. Chỉ có những người nói đúng sự thật mới được niềm tin của người xung quanh, nhận được sự thành công trong mọi cuộc.
Trừ trường hợp vì lợi người lợi vật, không nở nói thật để người bị hại hoặc khổ đau, thì đó là nói sai sự thật mà không phạm, do lòng nhân muốn cứu người.
Không say nghiện
Phật dạy chúng ta không sử dụng các chất gây nghiện, không say nghiện hay nài ép người khác dùng. Bởi muốn được giác ngộ trước hết ta phải điềm đạm tỉnh sáng. Uống rượu sẽ khiến ruột gan nóng bức, tâm trí quay cuồng, mất hết bình tĩnh, không còn sáng suốt. Đó có thể là nguyên nhân khiến chúng ta gây ra lỗi lầm, trở thành tội phạm. Vì vậy, người biết đạo đức cần tránh xa rượu chè. Bởi không chỉ gây mất trí khôn, nó còn làm nên những bệnh hoạn cho thân thể, còn di hại cho con cái sau này. Quả là một họa khôn lường cho cá nhân và xã hội. Người Phật tử vì sự nghiệp giác ngộ, vì lời ích cho mình cho người cần hạn chế uống rượu.
Người biết tuân thủ năm chuẩn mực đạo đức mà Đức Phật đã truyền dạy là người biết sống an lạc, tịnh tâm và hạnh phúc. Chính điều này đã góp phần gìn giữ đạo đức và bình an cho xã hội, đem đến hạnh phúc cho người xung quanh.