Tam phủ là danh từ để chỉ ba vị thần thánh trong hệ thống tín ngưỡng Việt Nam gồm: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải, cai quản những lĩnh vực quan trọng nhất của một xã hội nông nghiệp.
1, Ấn Tam Phủ được dùng trong sớ tam phủ
Trong tín ngưỡng thờ tam, tứ phủ chúng ta thường nghe nhắc đến khái niệm: Sắc, Ấn Lệnh.
- Sắc: Văn bản
- Lệnh: Mệnh lệnh cấp trên truyền xuống cấp dưới phải thi hành.
- Sắc Lệnh: Mệnh lệnh bằng văn bản do cấp trên ban hành mọi người phải tuân theo.
- Ấn: con dấu, hoặc dùng bàn tay đè xuống: Khi thực thi nhiệm vụ được giao, các thầy pháp, đồng thầy…sau một thời gian thử thách tùy duyên sẽ được bề trên ban Sắc, ấn, lệnh, đây chính là quyền hạn trong công việc mà người thầy đó được giao trọng trách. Sắc, Ấn, Lệnh có khi là vô hình người trần khó nhìn thấy nhưng lại rất có giá trị trong thế giới tâm linh, dùng sắc, ấn, lệnh này điều binh khiển tướng trong âm giới để thực thi nhiệm vụ.
- ẤN: Ấn không chỉ là đại diện cho quyền năng, tượng trưng cho uy quyền của chư tiên, chư thánh trong tiên giới, địa giới mà còn là một tín vật để truyền thụ tôn giáo. Ấn chính là Con dấu của bề trên ban cho, giống như một vị tướng phải có Ấn lệnh vua ban, mới có thể hiệu triệu binh sỹ. Nói có người nghe, đe phải có người sợ, một Lệnh ban xuống, quân sỹ âm binh nhất nhất tuân tùng.
2, Đặc trưng của Tam phủ ấn là:
- Kiểu chữ: Chữ Phạn, chữ Việt, chữ theo lối Lệ thư, Triện thư hoặc Hành thư,…
- Hình dáng: Hình vuông (phổ biến nhất), hình tròn, hình củ ấu.
- Chất liệu con dấu: Dùng sừng, đá quý, ngọc bội, dấu gỗ, dấu đồng,…
- Kích thước: Trung bình sử dụng con dấu vuông cạnh 7cm.
3, Tham khảo về việc đóng dấu (ấn triện) trên sớ sách:
Dấu hình vuông, mỗi cạnh khoảng 7cm (7phân tây), dùng để đóng trên sớ điệp và trên bì các loại công văn. Dấu chỉ được đóng khi nào đã được vị chứng minh hay chủ sám duyệt qua và đồng ý.
Nguyên tắc khi sử dụng Sắc, Ấn, Lệnh trong tâm linh “tuyệt đối không được dùng bừa bãi trong các văn bản và lưu truyền các loại ấn giả, chỉ dùng ấn đúng với mục đích, nhiệm vụ được giao”. Trước khi làm việc phải xin cha mẹ cho phép, bề trên đồng ý thì lúc đó mới có thể tuân mệnh hành sự, không tự tung tự tác được.Ấn chương/Triện khắc là một yếu tố quan trọng tạo nên tác phẩm nghệ thuật hay công văn giấy sớ cúng hoàn chỉnh, thông qua việc sử dụng Dấu triện/Ấn triện mà “tương hỗ tương thành” sẽ góp phần hoàn thiện nội dung và cả thẩm mỹ của tác phẩm. Bản khắc mặt dấu hoàn chỉnh, nét khắc mịn rõ, dứt khoát, không có gỗ thừa, ít xơ, hạn chế dằm gỗ cho ra bản in trên giấy sắc nét, không lem, không kéo mực. Dấu triện khắc gỗ thị sử dụng được với hầu hết các loại mực dấu phổ biến hiện nay.