Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, những ngôi nhà trệt hầu hết đã bị thay thế bởi những ngôi nhà ống nhiều tầng, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Theo quan niệm phong thủy, cầu thang được xem là cầu nối dẫn khí trường lưu thông trong nhà. Chính vì thế, việc thiết kế cầu thang sao cho hợp thẩm mỹ và phong thủy cũng được nhiều gia đình quan tâm. Bên cạnh những lưu ý giúp cầu thang “tụ khí”, cách tính bậc cầu thang hợp phong thủy cũng là một vấn đề cần quan tâm trong thiết kế nhà cao tầng.
1. Tính bậc cầu thang
Số bậc thang được đếm lần lượt theo số bước chân lên xuống từ điểm đầu tới điểm cuối của cầu thang trong nhà. Chiếu nghỉ sẽ được tính là một bậc cầu thang nếu có. Số bậc thang vào cung “Sinh” trong “Sinh, Lão, Bệnh, Tử” là tốt nhất, tiếp theo là “Lão” hoặc “Bệnh”, và nên tránh rơi vào chữ “Tử”.
Bậc đầu tiên là Sinh.
Bậc thứ hai là Lão.
Bậc thứ ba là Bệnh.
Bậc thứ tư là Tử.
Bậc thứ năm lại là Sinh.
Và cứ thế tiếp tục đếm lần lượt theo các bậc “Lão”, “Bệnh”, “Tử”… Như vậy, số bậc thang đẹp trong nhà sẽ được tính theo công thức: 4n+1, trong đó “n” là số lần chu kì lặp lại.
Tuy nhiên, nếu sinh khí quá vượng có thể khiến gia chủ không gánh được và hóa thành sát khí. Chẳng hạn như nếu ngôi nhà có 5 tầng mà chủ nhà bố trí tất cả bốn cầu thang đều có 21 bậc để được cung “Sinh” thì tổng số bậc của tất cả cầu thang trong nhà lại rơi vào “Tử” vì có 84 bậc.
2. Lưu ý khi thiết kế cầu thang
Ngoài cách tính bậc cầu thang để có cung tốt, gia chủ cũng cần kết hợp với các tiêu chuẩn khi xây dựng cầu thang để có sự thoải mái và an toàn nhất khi sử dụng. Một cầu thang đẹp trong thiết kế phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
Các công trình kiến trúc thông thường có độ cao của bậc thang từ 150 – 180mm. Bề rộng mặt bậc cầu thang tương ứng từ 240 – 300mm. Chiều rộng của thân thang từ 0,9 – 1,2m
Chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời phải thuận tiện trong quá trình vận chuyển.
Chiều cao của lan can thông thường là 900mm.
Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với các bạn!