Phong thủy (chữ Hán:風水) là học thuyết có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại, chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống họa hay phúc của con người. Phong thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của nhân sự. Cát ắt là phong thủy hợp, hung ắt là phong thủy không hợp.
Vietlacso.com xin giới thiệu đến quý vị những cuốn sách về phong thủy hay nhất mọi thời đại:
1. Ý Nghĩa Các Phép Trấn Của Người Việt Xưa
Trong phong thủy, việc trấn trạch nhà là rất quan trọng bởi đây là cách để đảm bảo cho căn nhà được bảo hộ, giữ ổn định vững vàng, đồng thời giúp những thành viên sống trong căn nhà đó được mạnh khỏe, an lành, gặp thuận lợi trong công việc, học tập và đời sống hàng ngày.
Vậy trấn trạch là gì mà lại đóng vai trò quan trọng như vậy? Và khi nào thì cần phải trấn trạch, biện pháp thực hiện Trấn Trạch Là Gì? Cuốn sách nhỏ này sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc trên.
2. Trạch Vân Tân Án (Thấm Trúc Nhưng)
“Khoa học Đông phương – Trạch Vận Tân Án” do các nhà địa lý phong thủy cận đại trước tác, thuật lại rõ ràng lý luận và phương pháp của khoa địa lý Trung Quốc, kể lại những ví dụ thành công và thất bại. Nó được người đời gọi là “Kinh Dịch sống”, là kho báu lưu lại nhân gian.
Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu của những độc giả sơ bộ tìm hiểu khoa địa lý phong thủy, muốn lĩnh hội và nắm vững các ví dụ, trong sách còn in thêm phần kiến thức cơ sở Huyền Không học có liên quan, đó là “Huyền Không tập yếu”.
Bộ sách chứa đựng những ví dụ toàn diện, bình luận tinh tế, phân tích có lý, diễn giải dễ hiểu, thích hợp cho các chuyên gia, học giả và đông đảo những người thích đọc sách, là loại sách công cụ mà hết thảy những ai nghiên cứu địa lý phong thủy muốn có trong tay.
3. Trạch Cát Thần Bí (Lưu Đạo Siêu – Chu Vĩnh Ích)
Bằng việc vận dụng các quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử , với thái độ khách quan khoa học , các tác giả đã chỉ ra những nhân tố hợp lý cần kế tia trong số các kinh nghiệm và tri thức của người xưa để lại trong các thuật Phong thủy , Trạch cát , Quyền Hà , Chiêm tinh , Chiêm mông,… đồng thời cũng chỉ ra các điểm vô lý mê tín dị đoan, các lý luận mâu thuẫn và phản khoa học trong các hiện tượng đó.
Link sách: https://tusachxua.com/san-pham/trach-cat-than-bi/
4. Tầm Long Điểm Huyệt Nhập Linh (Cổ Đồ Thư)
Trong phong thủy thần bí nhất là “Tầm Long điểm Huyệt”, nói một cách dễ hiểu “tầm Long” là đi tìm địa hình địa thế của núi, “Điểm Huyệt” là nơi đặt mộ. Nói như vậy sẽ dễ hiểu, và đơn giản quá không? Chẳng trách với trí tuệ người xưa, họ lại thích làm cho nó phức tạp và huyền hoặc hơn. Núi từ xa chạy lại thì như cái gì? Có giống một con rồng không? Cách nói của người xưa thật thú vị.
Người xưa có câu “Sống về mồ về mả, ai sống về cả bát cơm” cho thấy sự coi trọng về mổ mả của tổ tiên, xuất phát từ nhu cầu đó, cuốn “Tầm Long Điểm Huyệt Nhập Linh” này được viết, trên cơ sở trích dẫn, chắt lọc từ tinh túy cổ xưa, cố gắng dẫn giải cho dễ hiểu nhất.
Link sách: https://tusachxua.com/san-pham/tam-long-diem-huyet-nhap-linh-co-do-thu/
5. Tả Ao Địa Lý Toàn Thư (Cao Trung)
Khoa Địa lý đã được minh chứng kết quả từ hàng ngàn năm nay, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong đời sống hàng ngày. Thật ra, xưa nay, khoa Địa lý có ảnh hưởng lớn lao đến sự thịnh suy của cả một giòng họ nên các thầy Địa lý chân chính rất thận trọng khi chỉ cuộc đất, sợ tổn hao âm đức của mình, và sợ chính kẻ thiếu đức bị hại vì công danh bổng lộc cao mà đức mỏng, nên chỉ bí truyền.
Do việc bí truyền của các thầy Địa lý – chỉ truyền dạy kiến thức Địa lý cho con hoặc học trò “ruột” – nên khoa Địa lý chính tông ngày càng mai một. May sao, trong di sản văn hoá Việt Nam còn có được bộ sách Địa lý của cụ Tả Ao, còn gọi là Địa lý Tả Ao. Sách viết tương đối giản dị nhưng súc tích chứ không rắc rối, mông lung như các sách Địa lý của Trung Hoa. Sách nói thẳng đến phần gốc – phần căn bản, giúp cho người đọc, học Địa lý mau tìm được Long Chân Huyệt Đích.
Link sách: https://tusachxua.com/san-pham/ta-ao-dia-ly-toan-thu-cao-trung-762-trang/
6. Xây Dựng Nhà Ở Theo Phong Thủy (Trần Văn Tam)
Cuốn sách “Xây dựng nhà ở theo phong thủy” của tác giả Trần Văn Tam biên soạn cung cấp đầy đủ các kiến thức và cơ sở phân tích một cách khoa học, bài bản để các độc giả có những cái nhìn sâu sắc, cũng như biết cách vận dụng nguyên lý phong thủy trong việc xây dựng các công trình, nhà ở. Cuốn sách có kết hợp với những điều kiện thực tế của nhà ở hiện nay để bạn đọc có thể tham khảo vì sao phong thủy lại tồn tại hàng ngàn năm nay.
Ngoài việc đưa vào rất nhiều quan niệm phong thủy truyền thống, cuốn sách còn chỉ ra đâu là những quan niệm sai lệch không thực tế, đâu là quan điểm đúng đắn tin cậy giúp người đọc tham khảo để được điều lành tránh điều dữ.
Link sách: https://tusachxua.com/san-pham/xay-dung-nha-o-theo-phong-thuy-tran-van-tam-1999/
7. Sử Dụng La Bàn (Thanh Thủy)
Từ la bàn đơn giản thời xưa phát triển đến la bàn phức tạp nhiều dạng như hiện nay đã trải qua mấy ngàn năm lịch sử. Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, màu sắc hoang đường về la bàn đã dần mất đi và được chứng minh bằng khoa học thực tiễn cụ thể. Đối với người Trung Quốc, phong thủy la bàn thực sự là công cụ thực thi và phơi bày cụ thể của thuật thông thiên, thông địa cổ đại Trung Quốc.
Ở tập sách này, bạn đọc sẽ tìm hiểu về la bàn phong thủy cũng như các phương pháp thao tác cơ bản của việc sử dụng la bàn, cách xác định tọa hướng kiến trúc, phương pháp sử dụng cơ bản của la bàn tam hợp và giảng giải từng bước các vòng của la bàn tam hợp. Ngoài ra, sách còn có nhiều hình ảnh chỉ dẫn giải thích, minh họa rõ ràng giúp bạn đọc có cái nhìn cụ thể về việc sử dụng la bàn.
Link sách: https://tusachxua.com/san-pham/su-dung-la-ban-nxb-thuan-hoa-2006-thanh-thuy-146-trang/
8. Phong Thủy Cổ Đại Trung Quốc (Soạn giả Vũ Hy Hiền, Vu Dũng)
Sống trong trời đất, con người không thể tách rời môi trường xung quanh. Về mặt khách quan, có những môi trường tương đối tốt, có những môi trường khá bất lợi, nguy hiểm cho cuộc sống của con người. Trong quá trình sinh tồn và phát triển, con người đã không ngừng lựa chọn, xây dựng và sắp xếp môi trường với tâm lý hướng đến điều lợi, tránh xa điều hại.
Quyển “Phong Thủy cổ đại Trung Quốc” – Lý luận và thực tiễn ra đời cũng nhằm đáp ứng nhu cầu này của con người. Sách giới thiệu nguồn gốc của Phong Thủy dựa trên những phát hiện khảo cổ, trình bày nền tảng lý luận của văn hóa kiến trúc Phong Thủy, mối quan hệ giữa Phong Thủy với Kinh Dịch, Bát Quái, Lịch Pháp, với quan niệm “thiên nhân hợp nhất”, “Ngũ Hành tuần hoàn”,… từ đó cung cấp những kiến thức về việc chọn địa điểm, cách thiết kế quy hoạch nhà ở, làng mạc, thành phố theo nguyên tắc Phong Thủy nhằm giúp con người xây dựng một nơi cư trú lý tưởng. Có thể xem đây là công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nhất về lý luận và thực tiễn của Phong Thủy Trung Quốc.
9. Bách Sự Tập (Tác giả: Ẩn Sĩ)
Trong 330 trang đầu, sách trình bày những kiến thức về xem ngày tốt xấu, xem tang sự, xem hôn nhân, tu tạo dương trạch, và xem sao chiếu mệnh. 292 trang tiếp theo lại bao gồm các chủ đề cụ thể hơn: xem nghề nghiệp, phép chọn người xuất gia, lữ tài hiệp hôn, ảnh hưởng tốt xấu của sao hạn, thước đo Lỗ Ban, trận đồ Bát Quái,… Hàng trăm phương pháp xem số được trình bày gọn gàng dễ hiểu, là cuốn cẩm nang cơ bản nhất về mọi pháp phong thủy thường gặp.
Link sách: https://tusachxua.com/san-pham/bach-su-tap-tac-gia-an-si-nxb-sai-gon-1975-673-trang/
10. Phong Thủy Địa Lý Tả Ao (Vương Thị Nhị Mười)
Tả Ao hay Tả Ao tiên sinh, là nhân vật làm nghề địa lý phong thuỷ nổi tiếng ở Việt Nam. Ông được cho là tác giả của một số cuốn sách Hán Nôm cổ truyền bá thuật phong thủy của Việt Nam. Trong dân gian tương truyền nhiều giai thoại cổ về hành trạng thuật phong thủy của ông ở các làng xã Việt Nam thời xưa. Tả Ao có quê ở làng Tả Ao, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).
Bộ sách “Phong Thủy Địa Lý Tả Ao” hữu ích cho những ai đang có ý muốn học về địa lý, tập hợp đầy đủ những kiến thức địa lý quan trọng của cụ Tả Ao để lại.
Link sách: https://tusachxua.com/san-pham/phong-thuy-dia-ly-ta-ao-vuong-thi-nhi-muoi-tron-bo-4-cuon/