Hán tự với tinh hoa về lịch sử văn hóa lâu đời đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các học giả trong và ngoài nước. Thị trường sách học chữ Hán hiện nay vô cùng rộng mở với nhiều đầu sách phong phú, khiến nhiều người phân vân trong quá trình chọn mua sách học chữ Hán phù hợp. Dưới đây là 10 cuốn sách về Hán tự cực kì bổ ích giúp nâng cao vốn từ vựng của bạn.
1. Ngữ Pháp Hán Văn (Tuệ Dũng)
Ngữ pháp là nền tảng quan trọng của mọi ngôn ngữ. Ngữ pháp Hán cổ là một lối mòn gập ghềnh khó đi nên ít ai chịu dấn bước, khiến cho bộ môn này ngày càng xa rời với người học.
Cuốn “Ngữ pháp Hán văn” được xuất bản năm 2008, sử dụng để giảng dạy tại các trường Phật học, được tổng hợp và chắt lọc từ nhiều nguồn tư liệu liên quan đến việc học chữ Hán. Điểm tiện lợi của cuốn sách này chính là có trích dẫn những câu ví dụ trong tạng kinh để tiện cho chư tăng ni tìm đọc và nghiên cứu.
Link sách: https://tusachxua.com/san-pham/ngu-phap-han-van-tue-dung/
2. Bước đầu học viết chữ Hán (Trần Thy Thy)
Tiếng Hán ở mỗi chữ viết, dù là đơn giản hay phức tạp thì cũng đều do các nét hợp thành. Do đó ta có thể nói, tiếng Hán được tạo thành bởi các nét hay nét là phần cơ bản, nhỏ nhất tạo nên chữ hán.
Việc làm quen với cách tính nét giúp người học dễ nhớ và dễ tra từ điển hơn, về cách phân loại các nét còn nhiều tác giả chưa thống nhất nhau. Theo cuốn Hán Văn Tự Học của tác giả Trần Trọng San, cuốn Giáo Trình Hán Nôm của Phan Văn Các thì có 8 nét cơ bản, còn tác giả Trương Văn Bích có cuốn Cách Viết và Nhớ Chữ Trung Quốc thì có 23 nét cơ bản nhưng phần nhiều thì cho rằng có 7 nét cơ bản và 15 nét biến thể từ 7 nét này.
Link sách: https://tusachxua.com/san-pham/buoc-dau-hoc-viet–han-tran-thy-thy/
3. Chiết tự Hán cổ
Đối với người mới học chữ Hán, sẽ cảm thấy chữ Hán rất nhiều nét, rất phức tạp, rất khó học. Nhưng nếu chúng ta đem so sánh chữ Hán với các từ trong những ngôn ngữ sử dụng bảng chữ cái ABC thì sẽ thấy các nét bút trong chữ Hán sẽ giống như các mẫu tự. Phân tích các nét chữ Hán, ta có thể thấy chúng được tạo thành từ những nét bút rất đơn giả, gồm 8 nét cơ bản, mỗi nét có một tên riêng có quy định.
Nhập môn học chữ Hán, học các nét căn bản là bài học đầu tiên rất quan trọng, vì sẽ giúp chúng ta viết đúng các nét và theo thứ tự bút thuận, giúp cho việc viết chính xác chữ Hán, và đếm chính xác số lượng nét viết của một chữ và từ đó giúp việc tra cứu từ điển chính xác và nhanh chóng hơn.
Link sách: https://tusachxua.com/san-pham/chiet-tu-han-co/
4. Nghệ Thuật Viết Chữ Trung Quốc Bằng Bút Sắt (Đông A Sáng )
Quyển sách này góp phần nhỏ giúp các bạn học chữ Hán, viết chữ Hán với cây bút mạnh khoẻ, cường kiện, viết đúng đến viết đẹp về thể chân thư và hành thư, công cụ là bút sắt.
Ngoài ra, cuốn sách giúp các bạn có cái nhìn khái quát về vǎn tự Trung Quốc và cung cấp khá đầy đủ các phuương pháp viết chân thư và hành thư. Từ phương pháp viết điểm, viết nét, viết các bộ đến sự biến hoá của các nét và các quy tắc viết đẹp. Sách cũng giới thiệu với các bạn các câu chuyện thú vị về vǎn tự và thư pháp, đồng thời các bạn có thể tiếp xúc với các tác phẩm thư pháp, các thể chữ đẹp và lạ, tạo thêm niềm hưng phấn, tự tin trong quá trình rèn luyện.
Link sách: https://tusachxua.com/san-pham/nghe-thuat-viet-chu-trung-quoc-bang-but-sat-dong-a-sang-167-trang/
5. Tam Thiên Tự (Đoàn Trung Còn)
Cuốn Tam Thiên Tự là bộ sách học chữ Hán vỡ lòng được soạn theo cách có vần, có lời đối nhau. Mỗi câu có 4 chữ, chữ thứ tư câu đầu bắt vần với chữ thứ hai câu tiếp theo (cũng gọi là yêu vận).
Nói là sách học vỡ lòng , nhưng đúng ra như là một quyển từ điển Hán Việt phổ thông, sách xưa bên chữ Hán có chữ Nôm dịch nghĩa, sách của cụ Đoàn Trung Còn soạn đã bỏ bớt phần chữ Nôm, thay vào đó là chữ quốc ngữ, nhìn chung là một quyển sách dạy Hán Nôm quá tốt.
Link sách: https://tusachxua.com/san-pham/tam-thien-tu-doan-trung-con-nxb-tri-duc-tong-tho-1959-41-trang/
6. Sơ đồ tư duy 3300 chữ Hán
Nội dung sách gồm hơn 200 từ vựng chính và gần 1000 từ vựng con – Tách chữ Hán thành các bộ thủ + câu chuyện cười kèm theo, từ 1 từ vựng được thiết kế theo sơ đồ cây phát triển thành nhiều từ vựng kèm theo giải thích cụ thể ý nghĩa từ vựng:
=> Nhớ chữ lâu và nhanh hơn– Từ 1 chữ Hán phát triển thành các cụm từ.
=> Mở rộng vốn từ, giao tiếp tốt hơn, kĩ năng nghe phát triển theo.
=> Hệ thống hóa được các từ vựng xoay quanh từ khóa chính một cách nhanh chóng thay vì phải tra cứu thủ công như trước.
=> Học 1 từ nhưng suy ra được 10 từ liên quan.
Một cuốn sách thật khoa học và bổ ích giúp các bạn ghi nhớ từ vựng nhanh hơn bao giờ hết.
Link sách: https://tusachxua.com/san-pham/so-do-tu-duy-3300-chu-han-tap-12-cuon-sach-hoc-1-biet-10/
7. Đại tự điển chữ Nôm (Vũ Văn Kính)
Soạn giả Vũ Văn Kính là một trong những cây đại thụ hiếm hoi còn sót lại của thế hệ đi trước. Với tâm nguyện và nhiệt tình đóng góp cho văn hóa nước nhà, sau khi đã hưu trí từ Viện Khoa học Xã hội, ông vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu và cho ra đời nhiều công trình quan trọng, trong đó có bộ tự điển chữ Nôm này.
Đây là một tư liệu quý cho các nhà nghiên cứu chữ Nôm cũng như các độc giả có nhu cầu đọc hiểu các bản văn Nôm, vốn đã trở nên phức tạp và khó hiểu đối với phần lớn những người trẻ được đào tạo theo văn hóa và chữ viết hiện đại.
Link sách: https://tusachxua.com/san-pham/dai-tu-dien-chu-nom-vu-van-kinh-1600-trang/
8. Tự học chữ Hán (Lưu Khôn)
Cuốn sách hữu ích dành cho những người muốn tìm hiểu và học chữ Nho. Ngoài phần văn xuôi, tác giả có chọn thêm một số thi phẩm – ngũ ngôn có, thất ngôn có, nhưng không dài lắm – để người học có dịp ngâm nga, thưởng thức, đồng thời kiểm tra lại những chữ đã học qua. Cuối sách, còn có bảng kê các chữ và các bộ đã học được xếp theo âm để người học tiện bề tra cứu.
Link sách: https://tusachxua.com/san-pham/tu-hoc-chu-han-tac-gia-luu-khon/
9. Khái Luận Văn Tự Học Chữ Nôm (Nguyễn Quang Hồng)
Nội dung cuốn “Khái luận văn tự tự học chữ Nôm” nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản được đặt ra khi đi vào tìm hiểu chữ viết cổ truyền của các dân tộc ở Việt Nam, mà trọng tâm là chữ Nôm của người Việt.
Đó là những vấn đề về cội nguồn, sự hình thành và quá trình phát triển; về đặc trưng loại hình, cấu tạo và diễn biến; về chức năng nội tại (biểu âm, biểu ý) và chức năng xã hội… của chữ Nôm – văn tự Việt cổ truyền, trong mối liên hệ với các hệ thống văn tự khác (chủ yếu là các hệ văn tự theo hình mẫu chữ Hán) ở Việt Nam và trong khu vực. Ngoài ra, cuốn sách dành một chương để nói về một số ý tưởng tạo lập các hệ thống chữ Việt dùng ngọn bút lông, mang dáng dấp của chữ Nôm, nhưng lại là văn tự ghi âm, coi như là “những phác thảo bên lề chữ Nôm và chữ Quốc ngữ”.
Link sách: https://tusachxua.com/san-pham/khai-luan-van-tu-hoc-chu-nom-nguyen-quang-hong/
10. Hán văn quy tắc (Nguyễn Di Luân)
Chữ tức là văn, học chữ tức là học văn, đã là văn thì bất cứ là lối văn của chữ nhào cũng đều phải có văn vẻ, có nghĩa lý cao xa, có mẹo luật thâm thúy thì mới thành ra câu văn hay. Vậy thì dù chữ nước nào cũng đều khó cả, việc học chữ nghĩa, văn chương không phải là việc dễ được.
Vì nhận ra những khuyết điểm đó nên tác giả đã soạn ra cuốn sách này để nhan đề là “Hán Văn Quy Tắc” tức là sách mẹo của chữ nho. Trong sách chia ra làm 10 chương. Dạy về cách phân biệt các loại chữ, cách dùng chữ, cách đặt câu và các mẹo luật phép tắc của chữ nho, đều giảng rất rõ cả.
Link sách: https://tusachxua.com/san-pham/han-van-quy-tac-nguyen-di-luan-1941/